GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SỬA CHỮA NÓNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

Thứ tư - 11/03/2020 02:22
1. Công nghệ sửa chữa nhỏ mặt đường Sửa chữa nhỏ mặt đường là quá trình khắc phục các hư hỏng nhỏ trên mặt đường như vá các ổ gà, vết nứt, vết rạn trên mặt đường, trên thế giới có nhiều công nghệ sử dụng để sửa chữa nhỏ mặt đường như: Bóc nguội mặt đường hư hỏng và thay bằng lớp vật liệu bê tông nhựa (BTN) mới, công nghệ tái chế nguội tại chỗ và công nghệ tái chế nóng.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ SỬA CHỮA NÓNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA
1.1. Công nghệ vá nguội mặt đường
            Tại vị trí mặt đường bị hỏng, sẽ được dùng thiết bị chuyên dụng để cắt và cào bóc lớp BTN hỏng, làm sạch mặt đường cũ, sau đó rãi lớp BTN mới, thực hiện đàm lèn để hoàn thiện lớp BTN nhựa mới
       

Hình 1. Công nghệ vá nguội mặt đường trên thế giới
1.2. Công nghệ vá nóng mặt đường
Công nghệ này gồm các công đoạn, 1-Đốt nóng mặt đường, 2- Xới trộn mặt đường cũ, 3-Bổ sung vật liệu BTN mới, 4- Đầm hoàn thiện mặt đường như sau:
  • Bước 1: Quét sạch đất lỏng hoặc nước đọng từ khu vực được sửa chữa, sử dụng thiết bị vệ sinh và hút nước làm khô tại các vị trí ổ gá vết nứt
                                  






 
Hình 2. Vệ sinh mặt đường
 
  • Bước 2: Gia nhiệt mặt đường
            Di chuyển máy đến vị trí cần sửa chữa, đặt tấm gia nhiệt hồng ngoại, thời gian gia nhiệt  5-7 phút nhiệt độ mặt đường đạt 150-1700C đạt độ sâu 5 cm, trong quá trình gia nhiệt phải đảm bảo nhiệt độ không làm cháy lớp BTN đồng thời hóa mềm nhựa đường để đảm bảo quá trình tái chế
      

Hình 3. Đốt nóng mặt đường
 
  • Bước 3: Xới trộn mặt đường nhựa cũ
                Sau khi gia nhiệt mặt đường, tiến hành xới đều mặt đường cũ, sử dụng cào thủ công, hoặc sử dụng máy xới trộn.
   

Hình 4. Xới trộn mặt đường BTN cũ
  • Bước 4: Bổ sung BTN mới
            Sử dụng các máy trộn mini đi theo để bổ sung BTN cho mặt đường cũ nhằm đảm bảo chiều dày của mặt sửa chữa so với mặt đường hiện hữu.
  
Hình 5. Bổ sung BTN mới
  • Bước 5: Đầm lèn hoàn thiện mặt đường
            Sau khi bổ sung BTN mới và san sạt đều, sử dụng máy đầm nhỏ (máy đầm rung, máy đầm cóc…) hoặc máy lu mini để đẩm bề mặt BTN được bổ sung
                
Hình 6. Đầm lèn và hoàn thiện măt đường
2. Máy đốt nóng cỡ nhỏ
2.1. Đặc điểm cấu tạo
            Máy đốt nóng cỡ nhỏ có kết cấu nhỏ gọn tấm gia nhiệt có diện tích ≤ 1 m2, bình nhiên liệu nằm trên tấm gia nhiệt, máy di chuyển thủ công được công nhân đẩy đi khi thi công
 

Hình 7. Sơ đồ tổng thể máy
                1. Khung chính. 2. Tấm chắn nhiệt, 3. Van chia nhiên liệu, 4. Tay đẩy máy, 5,6, 7 Bánh xe di chuyển, 8. Tay đẩy và đỡ máy.
2.2. Thông số kỹ thuật
  • Năng suất: máy có thể thi công 30-70 m2 trong 1 ca làm việc
  • Kích thước vùng làm việc: 1005  x 1200 mm
  • Kích thước tấm gia nhiệt: 2105 x 600 mm
  • Nhiệt độ làm việc: 140-170 0C
  • Thời gian gia nhiệt: 8-10 phút
  • Nhiên liệu: Propane, Tiêu thụ: 4,5 - 5,5 kg/m2 (tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường)
  • Khối lượng: 96 kg
 

Hình 8. Hình ảnh máy vá nóng mặt đường







 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây