1. Điều khiển – Tự động hóa là xu thế
Ngành kỹ thuật điều khiển – tự động hóa là một trong năm lĩnh vực nghề “hot” nhất hiện nay. Chuyên ngành tự động hóa thường xuyên được nhà tuyển dụng lấy người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cử nhân ngành tốt nghiệp có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Những vị trí mà sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp như:
- Kỹ sư vận hành và bảo trì, bảo dưỡng (bảo đảm quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động) trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, … có trang bị các hệ thống Điện – Điện tử; Tự động hóa.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hệ thống trong các tập đoàn, công ty về lập trình điều khiển: vi xử lý, hệ điều khiển nhúng, các hệ đo lường điều khiển tích hợp máy tính, các hệ PLC, các hệ tự động hóa sản xuất trong công nghiệp và giao thông vận tải…
- Cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy hoặc dự án.
- Thiết kế các hệ thống tự đông hóa cho nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổ chức, …
- Lập trình ứng dụng, các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển về lập trình.
- Viện nghiên cứu, trung tâm, công ty Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Cao đẳng. Giảng dạy tại các trường học hoặc cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Điều khiển - Tự động hóa trong Công nghiệp và Giao thông vận tải;
- Bộ Khoa học công nghệ, các sở KHCN, Bộ Giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải các tỉnh, các Ban Quản lý dự án, các Bộ, Ngành liên quan.
Hệ thống dây truyền tự động hóa sản xuất công nghiệp
Trung tâm điều hành giao thông thông minh (ITS)
2. Ngành học nâng tầm cuộc sống – hướng tới tương lai
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, hệ thống tự động hoá có mặt ở khắp nơi tại các dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông, vận tải…Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá cũng là ngành kỹ thuật được đánh giá là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao vì các doanh nghiệp đang rất cần ứng dụng yêu cầu cao về tự động hoá nhằm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tự động hoá kết nối, điều khiển và giám sát mạng lưới tiện ích, thiết bị, máy móc, robot công nghiệp và thông tin trong một hệ thống được xây dựng và giám sát bởi các kỹ sư hoặc chuyên gia. Chính hình thức này cho phép chúng học hỏi, vận hành và hoạt động một cách tự động, giảm thiểu sự can thiệp của con người cũng như tối ưu hoá sản xuất.
Nhằm phát huy hết giá trị của tự động hóa, quy trình tự động hoá cần thực hiện như một giải pháp toàn diện bao gồm tất cả các quy trình của công ty, các thông tin có thể đi qua tất cả các bộ phận sản xuất cũng như các phòng ban phụ trách từng công đoạn của quy trình sản xuất.
Hệ thống tự động hóa trong sản xuất công nghiệp
3. Những lợi ích mang tính đột phá nhờ Tự động hóa
- Hiệu quả về chi phí: Giảm chi phí lao động, tự động hoá các phần của quy trình không cần đến sự đánh giá và can thiệp của con người nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo trong việc đạt được các kỹ năng và các hoạt động khi cần thiết. Công nghệ tự động hoá còn tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và cải thiện mô hình tổ chức hiệu quả.
- Tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh: Các tiêu chuẩn, quy trình tự động hoá luôn được chuẩn hoá liên tục về độ chính xác và hoạt động 24/7. Từ đó tăng năng suất, công suất và chất lượng quy trình, giảm thiểu sự chính xác và chi phí thời gian khi ngừng hoạt động.
- Tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng quy mô sản xuất: Bất kỳ một doanh nghiệp, hay tổ chức nào muốn thêm việc hay thay đổi nhiệm vụ công việc đều cần phải đào tạo nhân viên vận hành, trong khi đó, khi doanh nghiệp sử dụng tự động hoá hoàn toàn bằng các máy móc vận hành thì chỉ cần cài đặt hay lập trình lại là có thể đảm bảo được thời gian thực hiện và phản hồi được quy trình ngay.
- Tối ưu hoá thời gian: Tự động hóa giúp doanh nghiệp giảm thời gian xử lý thông tin, do các nền tảng tự động hóa hoạt động có dung lượng lớn để lưu trữ và quản lý dữ liệu thu được từ các quy trình. Đảm bảo an toàn tối đa: Những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, không đảm bảo an toàn có thể giảm tới mức thấp nhất khi thay thế bởi quy trình tự động hoá trong sản xuất. Các biện pháp kiểm soát an ninh toàn diện nâng cao có thể được thực hiện cho thiết bị, con người và hệ thống. An ninh mạng là một trong những công nghệ thiết yếu bảo vệ quyền riêng tư của các công ty.
- Nâng cao chất lượng, kiểm soát cho doanh nghiệp: Các loại quy trình thực hiện công việc được tự động hoá đều được ghi lại, tạo ra thông tin có giá trị để xác định mẫu, cải tiến quy trình và thực hiện các thay đổi nhằm ngăn chặn các sự kiện không tốt trong tương lai. Việc tối ưu hoá quy trình sẽ mở ra cánh cửa cho “nguồn lực mạnh”. Khi doanh nghiệp tập trung hoá cơ sở hạ tầng sẽ cải thiện chất lượng và tính nhất quán của dữ liệu dẫn đến cải tiến về phân tích.
Hệ thống vận hành, giám sát và bảo mật SCADA cho hệ thống Tự động hóa