GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Thứ năm - 02/06/2022 08:38
GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
1. Giới thiệu tổng quan về ngành
Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của UTC2 (mã tuyển sinh GSA, mã ngành 7.52.02.07) hiện nay đang đào tạo 2 chuyên ngành: Chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông và Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử và tin học công nghiệp.
2. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là trang bị cho người học các kiến thức cơ bản tích hợp ở ba lĩnh vực Điện tử - Viễn thông - Công nghệ thông tin, các công nghệ mới, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, khai thác các hệ thống hiện đại, thích ứng tốt trong môi trường làm việc của các Tập đoàn, các Tổng công ty, các Cơ quan, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài...
Bên cạnh đó người học cũng được trang bị phương pháp tư duy hệ thống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thực hành, sáng tạo và làm việc độc lập.

   

 
Hệ thống hạ tầng điện tử viễn thông
 
 
Ngành Viễn thông Việt Nam phát triển mạng 5G
3. Thời gian đào tạo
Cử nhân (4 năm); Kỹ sư (5 năm)
4. Cơ hội việc làm
  • Tại các Tập đoàn lớn như VNPT, Viettel, Mobilefone; các đài phát thanh và truyền hình trung ương & địa phương như VTV, VTC, VOV …
  • Các cơ sở nghiên cứu và các trường Đại học, Cao đẳng
  • Các đơn vị thuộc Bộ thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, …
  • Các phòng kỹ thuật, bảo mật và an ninh mạng các ngân hàng và các doanh nghiệp trong cả nước.
  • Các Công ty về Điện – Điện tử, tự động hóa công nghiệp như Intel, Samsung Electronics, Canon, Foxconn, LG display, VinGroup …
  • Các Công ty cung cấp, chế tạo sản phẩm điện tử y sinh, các cơ sở y tế, bệnh viện, …
  • Các Công ty chế tạo, vận hành nhà thông minh, thành phố thông minh, giao thông thông minh.
  • Các Công ty chế tạo, xuất nhập khẩu thiết bị điện tử, tin học trong và ngoài nước.
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học, …
 

 
Kỹ thuật viên ngành điện tử - viễn thông
5. Phương thức tuyển sinh
  • Mã ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông: 7.52.02.07
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C01
  • Hình thức xét tuyển: Theo KQ thi THPT 2021, xét tuyển thẳng, Theo học bạ THPT, Theo KQ kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHCM 2021.
6. Quá trình học tập và tố chất
  • Quá trình học tập: Sinh viên được học tập và thực hành trên các trang thiết bị hiện đại với các giảng viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và có trình độ chuyên môn cao. Sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử - Viễn thông đã nhận nhiều giải cao như VIFOTEC, Tài năng khoa học trẻ, … trong các cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học”. CLB Robocon của ngành hoạt động sôi nổi, là nơi trau dồi kiến thức và thể hiện sự sáng tạo của sinh viên.

Sinh viên Phân hiệu tham gia cuộc thi Challenge To IoT Network năm 2022

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tham quan FPT Software
  • Tố chất: Sinh viên cần có đam mê và yêu thích khoa học công nghệ kỹ thuật.
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có năng lực học tập suốt đời, đảm bảo kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông ở trong và ngoài nước.
- Có khả năng học tập nâng cao chuyên môn để thi lấy chứng chỉ quốc tế uy tín
- Đủ kiến thức tương đương để có thể được chấp nhận theo học các chương trình học chuyển tiếp hoặc mở rộng kiến thức ở các ngành khác.
- Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin ở các cấp khác nhau. 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây