Giới thiệu ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Mã ngành: 7580205

Chủ nhật - 21/03/2021 04:53
1. KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG LÀ GÌ?

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành chuyên về thiết kế, thực hiện thi công và quản lý các công trình giao thông, các cơ sở hạ tầng về giao thông. Nhằm phục vụ cho đời sống cũng như nhu cầu đi lại, tham gia giao thông của người dân. Nhìn chung, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành nghề mà các công việc chủ yếu liên quan đến các công trình giao thông cũng như các công trình xây dựng nói chung.

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

        Trang bị kiến thức bao gồm các kiến thức chung và kiến thức cơ bản để vận dụng vào các mặt của hoạt động thực tiễn chung cũng như tiếp thu các kiến thức ngành và chuyên ngành được đào tạo trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức cơ sở ngành, liên ngành cơ bản, vận dụng sáng tạo và hiệu quả vào quá trình phân tích tình hình thực tế, đề xuất các giải pháp kết cấu, công nghệ và giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của ngành Giao thông.

        Ngoài ra sinh viên còn được đào tạo và đạt trình độ tin học cơ bản, tin học xây dựng; trình độ ngoại ngữ theo khung quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực xây dựng.

        Hiện nay, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Trường Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu tại TP.HCM bao gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Cầu -  Đường bộ; Kỹ thuật xây dựng Đường bộ;  Kỹ thuật xây dựng Cầu -  Đường sắt; Kỹ thuật xây dựng Cầu hầm; Kỹ thuật xây dựng Đường sắt; Kỹ thuật xây dựng Xây dựng Cầu - Đường ô tô và sân bay…. .

3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan của Bộ (Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & đầu tư,…); Sở, phòng, ban liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

  • Kỹ sư tư vấn dự án xây dựng của các tổ chức đầu tư, kiểm toán.
  • Kỹ sư thiết kế, tư vấn, thi công và quản lý xây dựng.
  • Học tập lên các cấp bậc cao hơn trong và ngoài nước (Thạc sĩ, tiến sĩ)
  • Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình giao thông.
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại viện nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ có lĩnh vực liên quan.
  • Làm việc trong các doanh nghiệp (HÀN QUỐC, PHÁP, NHẬT BẢN,…); tổ chức nước ngoài (WORLD BANK, IRAP, JICA) có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây