Chuẩn đầu ra ngành Khai thác vận tải

Thứ sáu - 25/05/2018 21:30
Tốt nghiệp ngành Khai thác vận tải sinh viên có được các kiến thức chung của khối ngành khai thác vận tải làm cơ sở để làm việc, đồng thời nắm bắt được các kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh khai thác thác vận tải.
CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KHAI THÁC VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo quyết định số 2394/QĐ-ĐHGTVT ngày 10/11 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học GTVT)

1. Tên ngành đào tạo: Khai thác Vận tải (Transport Operation)
2. Mã ngành: 52.84.01.01
3. Trình độ đào tạo: Đại học (cấp bằng kỹ sư)
4. Chuẩn đầu ra
4.1. Chuẩn về kiến thức
       Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối kiến thức như sau:
4.1.1. Khối kiến thức chung
       Vận dụng được các kiến thức về nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
       Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức hành động phù hợp để bảo vệ tổ quốc.
       Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử dụng được các công nghệ và các thiết bị hiện đại trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn;
       Ứng dụng các phương pháp toán học vào ngành khai thác vận tải;
       Đạt trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo.
       Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể thao và quá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
4.1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
       Nắm vững kiến thức chung để làm cơ sở cho người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong môi trường kinh doanh khai thác các loại hình vận tải thực tế.
4.1.3. Khối kiến thức chung của khối ngành
        Nắm vững được các kiến thức chung của khối ngành khai thác vận tải làm cơ sở để học tập các môn học chung của nhóm ngành và chuyên ngành khai thác vận tải. Đồng thời nắm bắt được các kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh khai thác thác vận tải.
4.1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành
       Nắm vững được các kiến thức chung của nhóm ngành để tiếp tục học tập các kiến thức chuyên sâu của các chuyên ngành trong khối ngành khai thác vận tải.
4.1.5. Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học như kiến thức chuyên ngành và bổ trợ bao gồm cả kiến thức thực tập và tốt nghiệp
       Các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Khai thác vận tải:
       - Có kiến thức điều tra, khai thác, dự báo nhu cầu vận tải;
       - Có kiến thức về quy hoạch kết cấu hạ tầng, mạng lưới tuyến vận tải;
       - Xây dựng chiến lược phát triển vận tải;
       - Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải;
       - Tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp khai thác vận tải;
       - Lập kế hoạch tác nghiệp, xây dựng phương án khai thác vận tải;
       - Thiết kế cơ sở sản xuất phục vụ hoạt động khai thác vận tải;
       - Xây dựng các định mức, tiêu chí, tiêu chuẩn trong hoạt động khai thác vận tải;
       - Xây dựng quy trình, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát hoạt động khai thác vận tải phù hợp với điều kiện thực tế;
       - Phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ và hiệu quả của hoạt động khai thác vận tải.
4.2. Chuẩn về kỹ năng
4.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
       Kỹ năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề: Tổng quát hóa, đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp kiến nghị, đồng thời có các kỹ năng như lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp công việc, đặt mục tiêu, tạo động lực.
       Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức bao gồm: Khả năng cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức.
       Kỹ năng tư duy một cách hệ thống là: Khả năng phân tích vấn đề có so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.
       Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề bao gồm trách nhiệm của các kỹ sư, hiểu tác động của ngành nghề khai thác vận tải đến xã hội và các yêu cầu của xã hộ về ngành nghề này, bối cảnh lịch sử và văn hóa dân tộc, các vấn đề và giá trị thời đại, bối cảnh toàn cầu.
         Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc như: văn hóa, chiến lược phát triển đơn vị, mục tiêu, kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề được đào tạo, làm việc thành công trong đơn vị…
       Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn như: Khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công cụ lao động của nghề nghiệp, khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp.
       Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt thay đổi trong nghề nghiệp như: Khả năng nghiên cứu cải tiến hoặc phát minh sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp hoặc dẫn dắt các sự thay đổi đó, cập nhập và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ Khoa học  kỹ thuật và công cụ lao động mới và tiên tiến.
4.2.2. Kỹ năng mềm
   - Các kỹ năng cá nhân:
       + Nắm vững và thực hiện được kỹ năng trong các hoạt động chuyên môn;
       + Thực hiện được kỹ năng thích ứng với sự phức tạp của hoàn cảnh thực tế;
       + Có kỹ năng quản lí thời gian đáp ứng công việc.
   - Kỹ năng làm việc theo nhóm:
       + Có kỹ năng tổ chức nhóm làm việc;
       + Có kỹ năng hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp;
       + Chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung.
   - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo:
       + Có kỹ năng ra quyết định;
       + Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra công việc.
   -  Kỹ năng giao tiếp:
       + Lựa chọn và sử dụng các hình thức giao tiếp hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp;
       + Giao tiếp thành thục bằng ngôn ngữ tiếng Việt, tạo lập được các văn bản phổ thông;
       + Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (bài tập lớn, thiết kế môn học, đồ án tốt nghiệp, hoặc các báo cáo thuyết trình chuyên môn, các đề tài nghiên cứu khoa học);
       + Có kỹ năng giao tiếp với các đối tượng giao tiếp khác nhau và các bối cảnh văn hóa – xã hội khác nhau.
   -  Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ:
       + Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể và hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;
       + Kỹ năng đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3 theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
4.3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
4.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
       Có đạo đức và nhân cách tốt, đoàn kết giúp đỡ người khác cùng tiến bộ trong công việc cũng như trong cuộc sống
4.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
       Tôn trọng các quy định, quy chế nơi làm việc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Tích cực xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng như các văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp.
4.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
       Thực hiện đúng các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, có ý thức xây dựng phát triển văn minh, văn hóa xã hội.
5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
       Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải như: Bộ Giao thông Vận tải, các Tổng cục, các Vụ, các Sở giao thông vận tải…
        Có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, giáo dục đào tạo về giao thông vận tải như các viện nghiên cứu trực thuộc bộ Giao thông Vận tải, Viện nghiên cứu chuyên ngành giao thông vận tải, các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp giao thông vận tải.
       Có thể làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
       Sinh viên ngành Khai thác Vận tải sau khi ra trường có nhiều cơ hội để tiếp tục theo học các chương trình đào tạo trong và ngoài nước để đạt được các trình độ (học vị) cao hơn:
        Đối với các chương trình nước ngoài: Kỹ sư có thể học các ngành có liên quan tới Logistics, vận tải hành khách công cộng, phát triển bền vững, quy hoạch giao thông vận tải, vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa tại các trường thuộc tại các quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Đức... để nhận học vị Thạc Sỹ, Tiến Sỹ.
       Đối với các chương trình trong nước: Kỹ sư của ngành hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia các khóa học sau đại học ở các Trường đại học uy tín trong nước như Trường Đại học Giao  thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại... cho các ngành về: Tổ chức và quản lý vận tải, Thương mại, Giao nhận, Vận tải, Logistics...
7. Các chương trình, tài liệu, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo
       Tham khảo chương trình đào tạo của của các trường đại học có uy tín về Giao thông Vận tải trên thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật.
       Tham khảo các tài liệu như các công ước quốc tế, hiệp định có liên quan đến lĩnh vực vận tải.
Các báo cáo chính thống của các tổ chức uy tín trên thế giới về lĩnh vực Vận tải như: Liên Hợp Quốc, GIZ, ITDP, WB, ADB…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây