Ngành Logistics ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất, lưu thông và phân phối các sản phẩm và dịch vụ. Tại Việt nam, dịch vụ Logistics chiếm khoảng từ 15- 20% GDP. Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, ngành Logistics có nhiều sự biến động vì sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà ngành Logistics gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận tải hàng hóa, số lượng luân chuyển hàng hóa đã có sự giảm sút. Bên cạnh những bất lợi, đại dịch COVID-19 vẫn có những tác động tích cực và đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển.
1. Khái niệm Logistics
Trong kinh doanh, Logistics có thể hiểu là sự tập trung của cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài bao gồm cả quá trình chuyển từ “người sản xuất”, qua nhiều giai đoạn và đích đến là “người tiêu dùng cuối cùng”.
Dựa theo quá trình hoạt động, Logistics chia ra làm ba loại: Logistics đầu vào: Gồm những hoạt động mang tính “thu thập” như tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo rằng các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về thời gian, giá trị và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất; Logistics đầu ra: Là các hoạt động liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ điểm cuối cùng của dây chuyền sản xuất đến khách hàng, thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến tay người tiêu dùng; Logistic “ngược”: Gồm các hoạt động của quá trình thu hồi lại sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,... phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý.
Hình 1.1: Bãi chứa Container tại Cảng Đà Nẵng – Việt Nam
2. Vai trò của Logistics
Trong việc hoạt động kinh tế quốc tế, Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hệ thống logistics có tác dụng như một chiếc cầu nối đưa hàng hóa đến các thị trường mới theo đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra.
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics là một thành tố quan trọng đóng góp vào GDP, nó tác động tới việc mất giá đồng tiền, mức lãi ngân hàng, năng suất lao động, giá năng lượng và các lĩnh vực khác của nền kinh
Ngoài ra, dịch vụ Logistics còn giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc xây dựng các giải pháp tối ưu về lưu trữ, vận chuyển, thu mua... và phát triển hệ thống thông tin hiện đại sẽ là điều kiện tốt để đưa hàng hóa đến khách hàng với thời gian ngắn nhất.
3. Thực trạng ngành Logistics Việt Nam trong tình hình dịch covid-19
Cuối năm 2019, khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây nên tổn thất trầm trọng đến mọi mặt từ kinh tế, văn hoá, du lịch đến đời sống con người trên toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu hay còn là ngành dịch vụ Logistic. Toàn bộ dây chuyền của ngành logistic đã bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, mọi hoạt động bị trì hoãn và chính dịch bệnh cũng tạo nên những thử thách không ngừng dành riêng cho ngành từ hiện tại và cả trong tương lai. Chuỗi cung ứng đã bị đảo lộn và đứt gãy do đại dịch mà những hoạt động thuộc ngành Logistics – cốt lõi của chuỗi cung ứng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng.
Thực trạng đó có thể thấy việc ùn tắc hàng ngàn xe container tại các Cửa khẩu phía Bắc Nước ta do Trung Quốc thực hiện chính sách “ Zero Covid”. Theo thông tin Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc, tính đến ngày 16/12 tại phía bên kia Trung Quốc, lượng phương tiện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn tồn là 2.400 xe. Ông Trần Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh biết, hiện, tại Cầu Bắc Luân II còn tồn 346 xe chờ xuất khẩu trong đó có 276 xe chở hoa quả và 70 xe chở đồ gỗ mỹ nghệ. Trong khi đó, riêng địa bàn tỉnh Cao Bằng, tính đến ngày 21/12, còn tồn 203 xe, trong đó, Tà Lùng còn 113 xe, Trà Lĩnh còn 90 xe, hàng hoá là gỗ bóc, tiêu, thạch đen, mít quả, tôm, cá. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc, ông Âu Anh Tuấn cho rằng, do Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách “Zero COVID” nên các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 siết rất chặt chẽ.
Hình 1.2: Hàng ngàn container tắc nghẽn tại Cửa khẩu Tân Thanh
4. KẾT LUẬN: Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho tất cả các ngành trong thị trường lao động của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt trong số đó, Logistic đã và đang hứng chịu sự tàn phá di dịch bệnh, ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh và vấn đề. Bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh đem lại, Logistics Việt Nam cũng có những thời cơ mới để chuyển mình phát triển trong tương lai. Nhằm hướng đến một tương lai logistics smart, logistics xanh và sẽ là một ngành nghề thu hút nhiều nhân lực trẻ, thông minh và sáng tạo.
NGUỒN THAM KHẢO
- https://nhatlongtrans.vn/logistics-la-gi-tam-quan-trong-cua-logistics-doi-voi-doanh-nghiep/
- https://congthuong.vn/thi-truong-logistics-viet-nam-day-tiem-nang-de-phat-trien-manh-me-sau-dai-dich-169121.html
- https://cand.com.vn/Thi-truong/thao-go-kho-khan-hoat-dong-thong-quan-hang-hoa-tai-cua-khau-bien-gioi-phia-bac-i638885/
- https://luatminhkhue.vn/khai-niem-dac-diem-va-vai-tro-cua-dich-vu-logistics.aspx